1. Sự khác nhau giữa các tiêu chuẩn thiết kế.
Hiện nay, có nhiều tiêu chuẩn cho việc thiết kế hệ thống băng tải, điều này gây khó khăn cho các kỹ sư thiết kế. Cùng xem xét kết quả tính toán công suất và lực kéo băng tải khi áp dụng các tiêu chuẩn khác nhau.
Yêu cầu thiết kế băng tải: Công suất 500 tấn/h; Chiều rộng băng tải 900mm; Tốc độ băng tải 2,2 m/s; Chiều dài băng tải 1.000m; Loại băng tải nằm ngang. Kết quả tính toán như bảng dưới đây.
Hãng sản xuất | Công suất (kW) | Lực kéo (kN) |
---|---|---|
C.E.M.A | 221 | 84 |
GOOD YEAR | 262 | 98 |
ISCOR | 349 | 127 |
A.A.C | 315 | 116 |
Xem xét số liệu trong bảng tính, ta thấy có sự khác nhau về công suất và lực kéo băng tải giữa các hãng sản xuất. Việc tính toán quá dư công suất sẽ làm tăng chi phí chế tạo và chi phí vận hành băng tải, ở chiều ngược lại sẽ làm giảm năng suất vận chuyển của hệ thống băng tải theo yêu cầu.
2. Đề xuất thống nhất một số thông số thiết kế.
2.1 Tính toán Công suất.
Với các tính toán công suất và lực kéo, có thể kết hợp cả bốn tiêu chuẩn trên bằng cách sử dụng một hệ số ma sát duy nhất cho các băng tải ngắn, việc loại bỏ hệ số chiều dài băng tải có thể dễ dàng được bù với hệ số vượt quá tải của động cơ. Khi thiết kế các băng tải dài hơn, yếu tố này có thể thay đổi, như được ủng hộ bởi tiêu chuẩn C.E.M.A., chúng ta có thể sử dụng một công thức đơn giản hóa như sau:
Công thức tính lực kéo của C.E.M.A
P (kW) = 9.81x L.V((kX+kY(Wm+Wb)+0,015Wb)+ (H.Wm))/1000
Trong đó:
L = Khoảng cách giữa Pully dẫn động và Pully căng băng theo phương ngang (m).
H = Khoảng cách giữa Pully dẫn động và Pully căng băng theo phương thẳng đứng (m)
V = Tốc độ băng tải (m/sec.)
Wm = Trọng lượng hàng hoá trên 1m băng tải (kg)
Wb = Tự trọng 1m băng tải (kg)
0,015 = Hệ số kháng nhánh băng tải hồi.
kX = Hệ số xét đến khả năng kháng trượt của con lăn đối với băng tải và được xác định như sau
kX = 0,00068(Wm+Wb)+0,022(trọng lượng phần xoay của con lăn/mét) (kg/m)
kY = Hệ số xét đến độ võng của băng tải.
Giá trị kY điển hình theo bảng dưới đây.
Chiều dài | Chiều cao nâng | kY | kY | kY | kY |
---|---|---|---|---|---|
m | m | 500 tấn/h | 1.000 tấn/h | 2.000 tấn/h | 3.000 tấn/h |
100 | 20 | 0,035 | 0,03 | 0,026 | 0,022 |
200 | 20 | 0,032 | 0,026 | 0,022 | 0,020 |
200 | 40 | 0,030 | 0,022 | 0,020 | 0,020 |
400 | 20 | 0,030 | 0,022 | 0,020 | 0,020 |
400 | 40 | 0,026 | 0,020 | 0,020 | 0,020 |
800 | 40 | 0,022 | 0,020 | 0,020 | 0,020 |
1000 | 40 | 0,020 | 0,020 | 0,020 | 0,020 |
2.2 Hệ số ma sát.
Một vấn đề khó khăn là xác định hệ số ma sát giữa băng tải và Pully dẫn động. Hệ số ma sát đưa ra trong bảng dưới đây có thể được áp dụng để tính toán.
Môi trường làm việc | Cấu trúc băng tải | Căng băng tự động | Căng băng tự động | Căng băng thủ công | Căng băng thủ công |
---|---|---|---|---|---|
Có bọc puly | Không bọc pully | Có bọc pully | Không bọc pully | ||
Ướt | Có mái che | 0,25 | 0,10 | 0,20 | 0,10 |
Ướt | Không có mái che | 0,20 | 0,10 | 0,20 | 0,10 |
Nửa ướt | Có mái che | 0,30 | 0,20 | 0,25 | 0,18 |
Nửa ướt | Không có mái che | 0,25 | 0,15 | 0,22 | 0,13 |
Khô | Có mái che | 0,35 | 0,22 | 0,25 | 0,20 |
Khô | Không có mái che | 0,30 | 0,18 | 0,25 | 0,15 |
2.3 Lựa chọn chiều dài Pully theo chiều rộng băng tải.
Chiều rộng băng tải (mm) | Chiều dài Pully (mm) | Khoảng cách ổ đỡ (mm) |
---|---|---|
450 | 550 | 890 |
600 | 700 | 1140 |
750 | 900 | 1370 |
900 | 1050 | 1520 |
1050 | 1200 | 1670 |
1200 | 1350 | 1850 |
1350 | 1500 | 2000 |
1500 | 1700 | 2300 |
1800 | 2000 | 2630 |
2100 | 2300 | 2930 |
2.3 Lựa chọn chiều rộng băng tải nhỏ nhất và tốc độ lớn nhất đối với hệ thống băng tải trên đất liền.
Chiều dài băng tải (m) | Chiều rộng băng tải nhỏ nhất (mm) | Tốc độ lớn nhất (m/s) |
---|---|---|
300 ÷ 500 | 600 | 3,5 |
500 ÷ 1000 | 750 | 3,5 |
> 1000 | 900 | 7,0 |
3. Lời kết.
Tài liệu trên đây do cá nhân sưu tầm và hoàn toàn không chịu trách nhiệm về tính xác thực của tài liệu này. Việc đưa tài liệu này lên Website chỉ với mục đích lưu trữ và trao đổi với các đồng nghiệp hoặc với những người có cùng sở thích để cùng nghiên cứu và kiểm nghiệm.
Leave A Comment